Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Tinh Dầu Bạc Hà – Lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ

  • Tinh Dầu Bạc Hà – Lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ

  • 1. Bạn hà và các thành phần hoạt chất có trong tinh dầu bạc hà

  • Tinh Dầu Bạc Hà – Bạc hà, lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ. Các loài Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:
  • Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20 g) cho vào 100 ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
  • Chữa chảy máu cam: 10 g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.
  • Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuốn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
  • Chữa ong, kiến đốt: 10 g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.
  • Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50 g), tinh dầu bạc hà (50 g), rượu nặng 90 độ (1000 ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.
  • Có các loài Bạc hà:
  • Vị thuốc trong cả Đông y và Tây y, nó là toàn bộ phần trên mặt đất của một số loài thuộc chi Mentha.
  • Mentha arvensis: là loài bạc hà mọc hoang dại phổ biến ở Việt Nam trước đây, hay còn gọi là bạc hà nam.
  • Mentha piperita: là loài bạc hà được di thực về Việt Nam từ châu Âu, hay còn gọi là bạc hà Âu.
  • Alocasia odora: loài bạc hà hay còn gọi là ráy bắc bộ, thuộc họ môn ráy.
  • Tinh Dầu Bạc Hà - Lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ 5
  • Tinh dầu bạc hà có tên thương mại là Peppermint Oil, có chứa nhiều hoạt chất menthol và thường được làm chất tạo gia vị trong trà bạc hà, kem lạnh, kẹo bạc hà, kẹo cao su và kem đánh răng. Dầu bạc hà cũng được trộn vào xà phòng tắm, dầu gội đầu. Ngoài ra, Tinh dầu bạc hà còn sử dụng làm dầu xoa bóp, dầu viêm xoang, dầu cù là, salonpas, cao xoa… được dùng chữa chứng đau nửa đầu, điều trị sốt, giảm nghẹt mũi, thông mũi và điều trị các bệnh về da.
  • Thành phần hóa học và hàm lượng trong tinh dầu bạc hà có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào địa điểm cũng như cách thức sản xuất. Tuy vậy, thành phần hóa học chính thường có trong bạc hà gồm: Menthol 39.46%, Menthone: 21.9%, 1,8-cineole: 5.6%.
  • Bạn sẽ quan tâm:
  • Sự Thật Kinh Doanh Tinh Dầu, Giá Vốn, Giá Bán, Doanh Thu

  • Hướng Dẫn Bán Buôn Tinh Dầu Thiên Nhiên

  • Cách Nhận Biết Tinh Dầu Nguyên Chất

  • 2. Lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

  • Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
  • Tinh dầu bạc hà điều trị cảm lạnh, cảm cúm
  • Thành phần hóa học chính trong bạc hà là Menthol được sử dụng như một loại thuốc thông mũi hiệu quả, làm co màng sưng trong mũi và giúp dễ thở hơn. Ngoài ra, menthol cũng có tác dụng long đờm, làm lỏng và giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi, hữu ích cho những người bị ho khi cảm lạnh và cảm cúm.
  • Do đó, bạn có thể nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào nước nóng bằng đường hít để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, tinh dầu bạc hà chống chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây ra phản xạ ngừng thở và co thắt thanh quản.
  • Chăm sóc da và tóc
  • Một nghiên cứu năm 2014 nhận định rằng sử dụng tinh dầu bạc hà 3% tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tóc bằng cách làm tăng lưu lượng máu ở da, kích thích mọc tóc. Do đó có thể sử dụng tinh dầu bạc hà như một loại thuốc thay thế điều trị hoặc phòng ngừa chứng rụng tóc ở người.
  • Ngoài ra, menthol trong tinh dầu bạc hà khi bôi tại chỗ có thể làm tăng lưu lượng máu trong hệ vi mạch ở da. Từ đó có thể giúp kích thích mọc tóc.
  • Tinh Dầu Bạc Hà Nguyên Chất Chăm Sóc Da & Tóc
  • Ngăn chặn nhiễm trùng
  • Màng sinh học vi khuẩn là các tập hợp vi khuẩn có khả năng phục hồi cao, khó bị tiêu diệt và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.
  • Sự kết hợp giữa tinh dầu bạc hà và cinnamaldehyde trong viên nang đóng vai trò là chất kháng khuẩn mạnh có thể tiêu diệt màng sinh học của vi khuẩn.
  • Đồng thời viên nang tinh dầu bạc hà và cinnamaldehyde có tiềm năng như một chất khử trùng bề mặt, tái tạo mô bị tổn thương giúp ứng dụng chữa lành những vết thương mãn tính.
  • Giảm đau bụng kinh
  • Bạc hà có tác dụng làm giãn cơ trơn, giúp cơ thể giải phóng căng thẳng và giảm đau do các cơn co thắt. Đồng thời, sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm cường độ và rút ngắn thời gian đau bụng cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau bụng kinh như buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Tinh Dầu Bạc Hà Tăng Cường Năng Lượng Cho Cơ Thể
  • Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng bạc hà có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục bằng cách thư giãn cơ trơn phế quản, từ đó tăng cường lưu thông khí và nồng độ oxy trong não, giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
  • Massage Với Tinh Dầu Bạc Hà Tăng Cường Năng Lượng Cho Cơ Thể
  • Tăng hiệu suất làm việc và học tập
  • Một nghiên cứu chỉ ra rằng mùi hương của bạc hà có thể kích thích sự tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, mùi bạc hà cũng có thể cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ đồng thời tăng cường sự tỉnh táo.
  • Nâng cao hiệu suất tập luyện
  • Theo nghiên cứu năm 2014 trên 30 nam sinh cho thấy uống 50 µl tinh dầu bạc hà có thể cải thiện đáng kể đến các phép đo hô hấp, thời gian phản ứng hình ảnh, âm thanh, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim, nhịp thở, lực bám, bài kiểm tra nhảy thẳng đứng (7,0%) và bài kiểm tra nhảy xa (6,4%), nâng cao hiệu suất tập luyện.
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Mùi thơm của dầu bạc hà có thể hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm lượng calo tiêu thụ, đồng thời đạt được hiệu quả giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tiêu diệt vi khuẩn khoang miệng
  • Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu bạc hà có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí như vi khuẩn gây bệnh nướu răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, bạc hà có thể hoạt động như một giải pháp khử trùng chống lại mầm bệnh đường miệng.
  • Giảm đau dạ dày
  • Một thử nghiệm năm 2016 cho thấy sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần thêm nhiều bằng chứng cho tác dụng này trước khi được các bác sĩ khuyên dùng.
  • Thông mũi, giảm viêm xoang
  • Tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, do đó có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy tinh dầu bạc hà có hiệu quả kháng khuẩn khi hít ở dạng hơi nước, hữu ích trong việc giảm nghẹt mũi do cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
  • tinh dầu bạc hà giúp thông mũi, giảm viêm xoang
  • Đặc tính chống khuẩn
  • Tinh dầu bạc hà có đặc tính chống vi khuẩn. Một thử nghiệm năm 2019 cho thấy tinh dầu bạc hà có hoạt tính diệt khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Từ đó cho thấy tinh dầu bạc hà có thể là một lựa chọn điều trị trong tương lai với nhiều bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc (MDR).
  • Một nghiên cứu năm 2017 đã kiểm tra hoạt động của các loại tinh dầu chống lại chủng nấm Candida khác nhau trong ống nghiệm. Mặc dù dầu bạc hà có hoạt động chống nấm, nhưng nó có hiệu quả thấp hơn so với các loại tinh dầu khác đã được thử nghiệm.
  • Giảm buồn nôn
  • Buồn nôn sau phẫu thuật là hiện tượng thường gặp, gây khó chịu cho bệnh nhân. Một nghiên cứu năm 2016 kết luận rằng sử dụng tinh dầu bạc hà để hít là phương pháp điều trị đầu tiên và khả thi cho chứng buồn nôn ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim.
  • Một nghiên cứu khác năm 2020 ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim cho thấy sử dụng liệu pháp xông tinh dầu bạc hà trước khi rút ống nội khí quản sau phẫu thuật làm giảm tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn buồn nôn và nôn hậu phẫu.
  • Tinh dầu bạc hà cũng được đánh giá làm giảm đáng kể tần suất buồn nôn, nôn và mức độ nghiêm trọng của buồn nôn khi bôi một giọt vào vị trí giữa môi trên và mũi, 3 lần/ngày trong 5 ngày ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Từ đó, có thể khuyến cáo sử dụng tinh dầu bạc hà cùng với thuốc chống nôn sau hóa trị liệu với nguy cơ nôn vừa và thấp.
  • 3. Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu bạc hà đúng cách

  • Bạn có thể sử dụng bạc hà dưới các hình thức như:
  • Dùng làm trà để uống.
  • Viên nang thực phẩm chức năng.
  • Tinh dầu bạc hà.
  • Khi sử dụng tinh dầu bạc hà thoa trực tiếp lên da với mục đích giảm đau, nhức đầu hoặc giảm ngứa, bạn nên pha loãng với một chất khác như dầu jojoba hoặc dầu dừa để ngăn ngừa kích ứng da.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vài giọt vào nước xông hơi hoặc pha loãng trước khi thêm vào bồn tắm để sử dụng như một liệu pháp hương thơm. Nếu sử dụng máy khuếch tán, hãy làm theo hướng dẫn của thiết bị để có được tỷ lệ dầu và nước phù hợp.
  • Tuy vậy, tinh dầu bạc hà nguyên chất có nồng độ cao và có thể gây độc. Vì vậy, không được uống trực tiếp và bôi dầu bạc hà lên da trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà thoa trực tiếp lên da giúp giảm đau, nhức đầu hoặc giảm ngứa
  • 4. Một số tác dụng phụ khi dùng tinh dầu bạc hà

  • Tinh dầu bạc hà có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng như: Ợ nóng, buồn nôn, kích ứng da, phát ban…
  • Ngoài ra, hoạt chất pulegone có thể gây độc cho cơ thể nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, thông thường tinh dầu bạc hà trong các công thức mỹ phẩm chỉ chứa 1% pulegone hoặc ít hơn để đảm bảo an toàn.
  • 5. Đối tượng nào không nên sử dụng tinh dầu bạc hà

  • Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà. Những đối tượng sau không nên sử dụng gồm:
  • Người bị thiếu hụt G6PD: Tinh dầu bạc hà khi dùng cho người bị thiếu hụt G6PD có thể lần lượt gây ra hiện tượng tan máu, phù tim và thận nặng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (Gerd): Tinh dầu bạc hà có thể làm giãn cơ thắt giữa dạ dày và thực quản khiến axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hơn.
  • Người bị nhịp tim không đều.
  • Người bị thiếu máu tán huyết (Thalassemia).
  • Người đang dùng một số loại thuốc: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế enzyme CYP3A4, đồng thời tương tác với một số loại thuốc như cyclosporine (ngăn chặn sự đào thải của cơ quan cấy ghép), thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc điều trị huyết áp,…
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: Tinh dầu bạc hà có thể gây co thắt – ức chế hô hấp và đe dọa tính mạng.
  • Không sử dụng tinh dầu bạc hà cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.Tinh dầu bạc hà có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên thường là một thành phần không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ được những lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé.</span
  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
tinh dầu đinh hương nụ nguyên chất giá sỉ
250.000 - 6.500.000350.000 250.000
Tiết kiệm: 100.000₫ (29%)
Mua hàng
MENTHOL tinh thể bạc hà băng
105.000 - 4.000.000115.000 105.000
Tiết kiệm: 10.000₫ (9%)
Mua hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Chuyên mục

Scroll to Top
0932696777
Liên hệ