-
Cách làm dầu gió, dầu xoa bóp, dầu viêm xoang tại nhà
- Dầu gió, dầu viêm xoang, dầu cù là, dầu xoa bóp, dầu nóng, cao xoa…là một trong những sản phẩm được sử dụng rất phổ biến. Ngày nay, dầu gió và các sản phẩm về tinh dầu hầu hết có trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Vậy dầu gió được sản xuất như thế nào? Cách làm dầu gió tại nhà đơn giản? Cùng Tinh Dầu Dược Liệu FACARE tìm hiểu chi tiết hơn về cách làm dầu gió thảo dược nhé.
-
1. Dầu viêm xoang, dầu gió là gì?
- Dầu viêm xoang, dầu gió là một chất lỏng dạng tinh dầu, sử dụng như thuốc xoa dùng ngoài cơ thể, một số loại dầu gió nhẹ có thể pha loãng với nhiều nước ấm để uống. Dầu gió được người ở khu vực Đông Á sử dụng nhiều, tuy nhiên người châu Âu và châu Mỹ lại e ngại loại thuốc này do mùi hương đặc trưng khiến họ khó chịu. Một số loại dầu gió thông dụng như dầu bạc hà, dầu khuynh diệp, dầu tràm, dầu gió xanh, dầu gió đỏ, dầu gió nâu,…
-
2. Hình dạng và quy cách của dầu gió thảo dược
- Dầu gió thường được đóng trong chai thủy tinh dạng nhỏ gọn nhằm mang theo bên người, có màu sắc tùy thuộc nhà sản xuất: xanh lá, đỏ, cam, trắng,… Tại Việt Nam, màu xanh lá được dùng phổ biến.
-
3. Các thành phần trong dầu gió
- Dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, Ba thành phần thường bắt gặp nhất là menthol (tinh thể bạc hà, bạc hà băng) và Camphor (bột long não) và methyl salicylate (dầu nóng). Các chất này có trong tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, còn có tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu lộc đề, quế, tràm, long não, đinh hương, camphor, cineol,..
-
4. Tác dụng của dầu gió là gì?
- Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái, bay hơi nhanh gây mát và tê tại chỗ do đó rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh.
-
5. Cách sản xuất dầu gió tại nhà
- Nguyên liệu sản xuất dầu gió bao gồm:
- a. Tinh Thể Bạc Hà – Menthol Crystal
- Thành phần chính: Menthol 99%
- Màu sắc: Chất rắn màu trắng tinh thể
- Mùi vị: Tinh thể bạc hà có mùi thơm đặc trưng bạc hà.
- b. Tinh thể long não – bột long não – long não kết tinh – camphor
- Thành phần chính: Camphor 99%
- Màu sắc: Chất rắn màu trắng dạng bột
- Mùi vị: Tinh thể bạc hà có mùi thơm đặc trưng long não, gần giống với bạc hà.
- c. Tinh dầu lộc đề – Wintergreen Essential Oil
- Thành phần chính: Menthyl salicylat
- Màu sắc: Đỏ hồng, vàng hoặc không màu
- Mùi vị: Mùi thơm đặc trưng Menthyl salicylat
- d. Tinh dầu đinh hương – Clove Essential Oil
- Thành phần chính: Eugenol
- Màu sắc: Vàng nhạt
- Mùi vị: Mùi thơm như trong nha khoa, thuốc giảm đau răng,…
- e. Tinh dầu quế – Cinnamon Essential Oil
- Thành phần chính: Aldehyd Cinamic
- Màu sắc: Màu nâu cánh dán
- Mùi vị: Mùi thơm đặc trưng vỏ quế
- Ngoài ra, Để tạo mùi thơm đặc biệt hơn bạn có thể cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà lục spearmint, tinh dầu oải hương lavender, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu ngọc lan, tinh dầu hoa hồng,…
- Công Thức Cụ Thể Vui Lòng Liên Hệ 0932 696 777 (Zalo) Để Được Tư Vấn Miễn Phí.
- Tại sao chọn nhà cung cấp Tinh Dầu Dược Liệu Facare?
- I. FACARE là Nhà cung cấp tinh dầu và các nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu trực tiếp với số lượng lớn từ nước ngoài. Chúng tôi kiểm soát được chất lượng và có khả năng cung ứng nguyên liệu sản xuất ổn định.
- II. Dược Liệu Facare chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh…
- III. Giá bán cạnh tranh và phù hợp với hầu hết quý khách hàng mua về để sản xuất, kinh doanh.
- IV: Uy tín – Chất Lượng – Tận Tâm
- V: Hàng hóa Facare cung ứng có giấy tờ COA (Phân tích thành phần), chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practice – thực hành sản xuất tốt), ISO 22000:2005: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, Hóa đơn VAT đầy đủ…
-
6. Một số lưu ý khi sử dụng dầu gió
- Dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy phải tuyệt đối không dùng dầu gió cho trẻ em dưới hai tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Ngoài ra nếu dùng quá thường xuyên sẽ dễ gây ” nhờn thuốc” giảm tác dụng.
- Sau đây là nguyên văn ý kiến của TS.DS Nguyễn Phương Dung Trưởng bộ môn Bào chế, khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (SGTT)
- Không dùng dầu gió hơn 4 lần/ngày.
- Dầu gió chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Nên chọn mua dầu gió có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì.
- Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện rộng. Cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt.
- Để sử dụng dầu gió an toàn, dùng bôi thoa ngoài da là chính để chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho tinh thần sảng khoái. Không nên uống dầu gió để hạn chế các phản ứng phụ nguy hiểm như gây sốc, ngừng hô hấp, ngưng tim.
- Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể nhiễm lạnh. Khi sử dụng dầu gió với phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới hai tuổi, cần phải có ý kiến tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ.
- Bạn sẽ quan tâm:
Cách làm dầu viêm xoang, dầu xoa bóp tại nhà
Sản phẩm liên quan
105.000₫ - 4.000.000₫115.000₫ 105.000₫
Tiết kiệm: 10.000₫ (9%)
Chia sẻ :